Điều kiện du học Hàn Quốc và một số dự luật mới cho Du Học Sinh

Điều kiện du học Hàn Quốc ngày càng khắt khe và có tính chuyên môn hóa cao. Đặc biệt là những năm gần đây, khi tỉ lệ du học sinh bỏ trốn ra ngoài làm tăng cao thì các vấn đề liên quan đến điều kiện du học ngày càng khắt khe.

Chính phủ Hàn cũng đang áp dụng các chính sách “siết chặt”, nhằm hạn chế du học sinh và chỉ chấp nhận những bạn đi du học Hàn với mục đích học tập. Vậy điều kiện đi du học Hàn Quốc thay đổi như thế nào? hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu qua bài chia sẻ này nhé!

điều kiện du học hàn quốc

1. HIỂU ĐÚNG về điều kiện du học Hàn Quốc

1.1 Điều kiện du học Hàn Quốc là gì?

Hiểu một cách đơn giản, điều kiện du học Hàn Quốc là những yếu tố cần thiết để bạn có thể đi du học Hàn. Đó không chỉ là điều kiện học tập mà là tổ hợp của nhiều yếu tố điều kiện khác nhau như điều kiện học tập, điều kiện năng lực tiếng hay điều kiện tài chính, điều kiện hồ sơ…Vì thế, khi tìm hiểu về chương trình du học Hàn Quốc, yếu tố đầu tiên mà du học sinh cần quan tâm là các điều kiện du học.

1.2 Điều kiện đi du học Hàn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Thực tế, có rất nhiều bạn học sinh liên hệ với Thanh Giang thắc mắc “Điều kiện du học Hàn Quốc là gì?”, hay “Để đi du học Hàn Quốc cần có gì?”.

Trên thực tế, mỗi chương trình du học sẽ có các nhóm điều kiện đi du học Hàn khác nhau. Bên cạnh đó, một số trường Hàn cũng có những quy định riêng cho ứng viên khi tham gia. Vì thế, các loại điều kiện du học Hàn Quốc thường là vấn đề quan tâm, cũng là thắc mắc chung phổ biến của các bạn học sinh muốn đến với “đất nước củ sâm”.

Vậy điều kiện du học Hàn phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • Hệ đào tạo (học tiếng hay Cao đẳng, Đại học)

  • Trường du học (bên cạnh yêu cầu chung thì mỗi trường sẽ có các tiêu chuẩn xét điều kiện riêng)

  • Nhóm trường du học (là trường cấp thư mời hay trường cấp visa thẳng)…

2. Đi du học Hàn Quốc – Cần những ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN nào?

Đi du học Hàn Quốc – Cần những ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN nào

Theo chia sẻ của bộ phận tư vấn du học Thanh Giang, để tham gia chương trình du học Hàn Quốc, học sinh cần đáp ứng nhiều tiêu chí khác nhau, gồm sức khỏe, năng lực tiếng Hàn, học vấn, tài chính…Các tiêu chí CƠ BẢN gồm:

  • Học sinh có sức khỏe tốt, đảm bảo quá trình học không bị gián đoạn, không mắc bệnh lao phổi và một số bệnh truyền nhiễm trước khi xuất cảnh.

  • Có tư chất đạo đức tốt, không mắc tiền án, tiền sự.

  • Không thuộc nhóm đối tượng bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam hay cấm nhập cảnh tại Hàn Quốc.

  • Không có người thân (trong sổ hộ khẩu) đã và đang định cư trái phép tại Hàn Quốc 

  • Chứng minh được công việc, thu nhập người bảo lãnh rõ ràng

  • Trong 6 tháng gần nhất không bị trượt phỏng vấn visa với Đại sứ Quán.

2.1 Điều kiện du học tiếng Hàn (visa D-4-1)

Đây là hệ du học dành cho những học sinh sang học tiếng tại Hàn Quốc. Thời gian đào tạo từ 6 tháng  -2 năm. Điều kiện tham gia chương trình này như sau:

Học vấn:

  • Đã tốt nghiệp ít nhất THPT

  • Thời gian tốt nghiệp cấp cao nhất không quá 4-5 năm. Nếu đi học hay đi làm trong khoảng thời gian trống cần phải có giấy tờ chứng minh.

  • Điểm trung bình các năm trong học bạ THPT từ 6.0 trở lên hoặc tùy theo yêu cầu của từng trường.

Tài chính:

  • Có sổ tiết kiệm khoảng 10.000 USD gửi vào ngân hàng trước ít nhất 3- 6 tháng tùy trường. Một số trường có yêu cầu thêm phải gửi vào ngân hàng Hàn Quốc thì ko cần sổ tiết kiệm trong nước trên.

2.2 Điều kiện du học hệ Cao đẳng, Đại học (visa D-2-2. D-2-1)

Chương trình này dành cho những bạn học sinh tham gia chương trình đào tạo chuyên môn, yêu cầu học sinh có khả năng tiếng Hàn trước khi nộp hồ sơ. Yêu cầu về điều kiện cụ thể gồm:

Học vấn:

  • Đã tốt nghiệp ít nhất THPT

  • Thời gian tốt nghiệp cấp cao nhất không quá 4 năm. Nếu đi học hay đi làm trong khoảng thời gian trống cần phải có giấy tờ chứng minh.

  • Điểm trung bình các năm trong học bạ THPT từ 6.5 trở lên hoặc tùy theo yêu cầu của từng trường.

Khả năng tiếng Hàn:

  • Có chứng chỉ tiếng Hàn từ Topik 3 trở lên hoặc tùy theo yêu cầu của từng trường.

  • Đối với những bạn du học hệ chuyển tiếp cùng ngành thì điều kiện là đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng hoặc đã hoàn thành chương trình đại học năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 và phải có Topik 4 trở lên.

Tài chính:

  • Có sổ tiết kiệm tối thiểu 20.000 USD gửi vào ngân hàng trước ít nhất 3 tháng. Một số trường có yêu cầu thêm phải gửi vào ngân hàng Hàn Quốc thì không cần sổ tiết kiệm.

  • Người bảo lãnh có mức thu nhập 30-70 triệu VNĐ/tháng.

2.3 Điều kiện du học hệ Thạc sĩ (visa D-2-3)

Hệ đào tạo Thạc sĩ là chương trình sau đại học, dành cho những sinh viên muốn nâng cao kiến thức và cải thiện năng lực chuyên môn. Để tham gia chương trình này, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

Học vấn:

  • Đã tốt nghiệp Đại học

  • Điểm GPA đại học trung bình đạt từ 6.5 trở lên hoặc tùy theo yêu cầu của từng trường.

  • Khả năng tiếng Hàn: Có chứng chỉ Topik 4 trở lên

Tài chính:

  • Có sổ tiết kiệm tối thiểu 20.000 USD gửi vào ngân hàng trước ít nhất 3 tháng. Một số trường có yêu cầu thêm phải gửi vào ngân hàng Hàn Quốc thì không cần số tiền tiết kiệm trên.

2.4. Du học trao đổi sinh viên giữa 2 trường Hàn - Việt

Du học trao đổi sinh viên giữa 2 trường Hàn - Việt

Du học Hàn Quốc diện trao đổi là chương trình du học Hàn Quốc dành cho những sinh viên xuất sắc, được một trường đại học tại Việt Nam chấp thuận gửi đi học tập ngắn hạn ở các trường đại học đối tác trong khuôn khổ các văn bản thỏa thuận mà trường đã ký kết.


Học bổng có thể được cấp từ 1 đến 2 kỳ với mức học phí được nhận là 500.000won/tháng cộng với khoản hỗ trợ nhà ở là 200.000won/tháng, tiền bảo hiểm 20.000won/tháng và vé máy bay. Sinh viên đi du học theo chương trình này sẽ nhận được visa D-2-6.

Để tham gia được chương trình này, sinh viên phải đáp ứng tất cả những điều kiện sau:

  • Sinh viên phải học được ít nhất 1 kỳ tại một trường đại học nào đó ở Việt Nam.
  • Trường đại học sinh viên theo học phải ký kết thỏa thuận trao đổi sinh viên với một trường đại học bên Hàn Quốc
  • Sinh viên phải đáp ứng đủ yêu cầu cử đi học tập tại Hàn Quốc của trường đại học phía Việt Nam.

3. Một số LƯU Ý quan trọng khi tìm hiểu điều kiện du học Hàn Quốc

Trên đây là các điều kiện “cần và đủ” để tham gia chương trình du học Hàn. Bên cạnh những yêu cầu trên thì mỗi đối tượng/ nhóm đối tượng tham gia cũng cần đáp ứng thêm một số tiêu chí/ điều kiện. Cụ thể như sau:

3.1 Điều kiện về vùng miền

Những bạn học sinh tham gia chương trình du học Hàn Quốc có hộ khẩu thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị…vấn đề xin visa du học Hàn Quốc sẽ khó khăn hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm học tập và nâng cao tri thức thì các trường Hàn vẫn tạo điều kiện để bạn đăng ký nhập học. Vì thế, những bạn học sinh có hộ khẩu tại các tỉnh trên cần có điểm trung bình tốt nghiệp cao, học bạ đẹp và khả năng tài chính tốt. Đây sẽ là “điểm cộng” giúp bạn xin visa du học Hàn Quốc dễ dàng hơn.

3.2 Điều kiện để vào từng nhóm trường ở Hàn Quốc

Các trường du học Hàn Quốc được chia thành 4 nhóm chính. Mỗi nhóm sẽ có những yêu cầu về điều kiện tham gia. Bạn có thể theo dõi cụ thể qua bảng sau:

Nhóm trường

Chi tiết

Quyền hạn

Ví dụ

Điều kiện

Trường top 1

Trường top 1% visa thẳng

Được phép ra thư mời hoặc mã code

ĐH Chung Ang, ĐH Yonsei, ĐH Quốc gia Seoul…

GPA > 7.0 – 7.5; thời gian trống không quá 2 năm

Trường top 2

Trường thường được chứng nhận

Chỉ được phép ra thư mời

ĐH Korea, ĐH Daegu…

GPA > 6.5; thời gian trống không quá 3 năm

Trường top 3

Trường thường không được chứng nhận

Chỉ được phép ra mã code với hệ học tiếng và chỉ được ra thư mời với hệ đại học

ĐH Kwangwoon, ĐH nữ Seoul…

GPA > 6.0; thời gian trống không quá 3-4 năm

Trường xếp hạng thấp

Những trường bị hạn chế hoặc đang bị thẩm định

Chỉ được ra mã code, tỉ lệ ra visa thấp hoặc không ổn định

ĐH Tongmyong, ĐH Asan…

GPA > 6.0; thời gian trống không quá 4 năm

3.3 Điều kiện hồ sơ du học Hàn Quốc

Để đi du học Hàn, bạn cần chuẩn bị ba nhóm hồ sơ chính là thông tin lý lịch cá nhân, nhóm hồ sơ học vấn và nhóm hồ sơ tài chính. Các loại hồ sơ này cần đảm bảo tính chính xác và logic, phù hợp với điều kiện tuyển sinh của trường.

  • Bằng cấp 03 hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp, điểm thi các môn trung học phổ thông nếu vừa tốt nghiệp

  • Học THPT (cấp 3).

  • Ảnh 4*6: 10 chiếc phông nền trắng (có thể lên cty làm).

  • Chứng minh thư công chứng của học sinh và người bảo lãnh.

  • Sổ hộ khẩu công chứng.

  • Giấy khai sinh bản sao công chứng.

  • Sơ yếu Lý lịch.

  • Giấy khám sức khỏe du học tại bệnh viện được cấp phép.

  • Hộ chiếu còn hạn tối thiểu 6 tháng.

  • Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học và bảng điểm.

  • Bảng kế hoạch học tập.

  • Chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Hàn (nếu có, không thì hỏi tư vấn viên).

Lưu ý: Các giấy tờ, hồ sơ này sẽ được yêu cầu dịch thuật, công chứng bằng tiếng Anh/tiếng Hàn. Một số giấy tờ về chứng minh năng lực học vấn của du học sinh sẽ được yêu cầu chứng thực/hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp tại Bộ Ngoại Giao và Đại sứ quán Hàn Quốc

3.4. Điều kiện tài chính du học Hàn Quốc

3.4.1. Tiêu chuẩn xét số dư tài khoản

  • Đối với du học đại học, cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ (Visa D-2): Gửi 20.000USD vào ngân hàng tối thiểu 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Đối với du học theo chương trình trao đổi của 2 trường ĐH Việt Nam – Hàn Quốc (Visa D-2): Gửi 9.000USD vào ngân hàng tối thiểu 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Đối với du học tiếng (Visa D-4): Gửi 9.000USD vào ngân hàng tối thiểu 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý: Không chấp nhận sổ tiết kiệm chuyển quyền/chuyển nhượng hoặc sổ tiết kiệm của các Quỹ tín dụng.

3.4.2. Quy định bảo lãnh tài chính

Lưu ý: Chỉ nhận bảo lãnh từ bố mẹ đẻ, bao gồm các loại giấy tờ theo quy định dưới đây:

  • Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… (bản dịch tiếng Anh có công chứng).
  • Giấy tờ chứng minh tài chính của bố mẹ như: chứng minh nghề nghiệp, xác nhận khả năng thu nhập hàng tháng… (bản dịch tiếng Anh có công chứng).
  • Cam kết bảo lãnh tài chính cho con đi học của bố mẹ có chứng thực của địa phương về chữ ký (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).
  • Bản gốc và bản photo sổ tài khoản và bản gốc bằng tiếng Anh giấy xác nhận số dư tiền gửi do ngân hàng cấp gần nhất đến ngày nộp hồ sơ (chỉ thu bản xác nhận số dư tiền gửi được cấp trong vòng 10 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ).

3.4.3. Trường hợp bố mẹ đẻ đã mất hoặc đều ở Hàn Quốc

Khi đó người bảo lãnh tài chính cho bạn có thể là Anh/chị ruột hoặc anh rể/chị dâu (có quốc tịch Hàn Quốc) bảo lãnh tài chính.

  • Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam, như: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.. (bản dịch tiếng Anh có công chứng).
  • Các giấy tờ chứng minh tài chính của người bảo lãnh (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).
  • Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực của địa phương về chữ ký (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).
  • Bản gốc và bản photo sổ tài khoản và bản gốc bằng tiếng Anh giấy xác nhận số dư tiền gửi do ngân hàng cấp gần nhất đến ngày nộp hồ sơ (chỉ thu bản xác nhận số dư tiền gửi được cấp trong vòng 10 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ). Trường hợp người Hàn Quốc bảo lãnh tham khảo hướng dẫn bằng tiếng Hàn.

3.5. Điều kiện học sinh phía Bắc nộp trong Nam

Trường hợp học sinh người miền Bắc muốn nộp hồ sơ xin visa ở miền Nam thì cần có hộ khẩu, sổ tạm trú tạm vắng có thời gian cư trú từ một năm trở lên. Không nhận trường hợp nộp giấy tạm trú. Nội dung trên chỉ áp dụng cho người đăng ký Visa du học.

Đối với những đối tượng đến từ phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc) thì chỉ nhận hồ sơ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

>>> Trường hợp cư trú lâu dài trong phía Nam (bắt buộc thời gian cư trú từ 1 năm trở lên):

  • Người chuyển đến cư trú ổn định và lâu dài ở phía Nam.

  • Người đang làm việc lâu dài và ổn định ở phía Nam.

(Bắt buộc phải có hồ sơ kèm theo: hợp đồng lao động, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bản sao kê lương qua tài khoản ngân hàng v.v.v..)

 Chú ý: Người có tên trong hộ khẩu phải là ba mẹ, hoặc anh chị em ruột.

>>> Trường hợp đang theo học tại các trường ĐH, CĐ ở phía Nam từ 6 tháng trở lên hoặc đã tốt nghiệp gần đây tại các trường ĐH, CĐ ở phía Nam.

>>> Trường hợp đã tham gia chế độ “Ký gửi đảm bảo phí du học Hàn Quốc” tại các ngân hàng Hàn Quốc như Woori Bank, Shinhan Bank, Hana Bank (* Chú ý: Người có giấy ký gửi chi phí du học phải là người học ĐH, CĐ ở miền Nam và là người cư trú lâu dài có hộ khẩu (sổ tạm trú) ở miền Nam trên 1 năm).

4. CẬP NHẬT điều kiện du học Hàn Quốc theo dự luật mới

Theo chỉ thị từ Bộ tư Pháp Hàn Quốc, để ngăn chặn và giảm thiểu tỷ lệ du học sinh bất hợp pháp tại Hàn Quốc, từ ngày 1/10/2019, Chính phủ Hàn đã đề xuất một số dự luật mới cho du học sinh. Cụ thể như sau:

4.1 Đẩy mạnh visa điện tử và visa mã code

Phân Loại

Loại Visa du học

Cấp tại ĐSQ

Mã code

Visa điện tử (E Visa)

Được chứng nhận

1%

Học tiếng Hàn(D-4-1)

O

O

X

Du học (D-2-1~D-2-8)

O

O

O

Trường thường (Được chứng nhận)

Học tiếng Hàn (D-4-1), Du học (D-2)

O

X

X

Thạc sĩ (D-2-3), tiến sĩ(D-2-4)

O

X

O

Trường thường (không được chứng nhận)

Học tiếng Hàn (D-4-1)

X

O

X

Du học (D-2)

O

X

X

Trường thường (không được chứng nhận)

Trường consulting

Du học(D-2-1~5, D-2-7)

O

X

X

Học tiếng Hàn(D-4-1) Sinh viên trao đổi(D-2-6) Du học ngắn hạn(D-2-8)

X

O

X

Trường bị hạn chế

Tiến sĩ(D-2-4) Nghiên cứu(D-2-5) Học sinh trao đổi(D-2-6)

X

O

X

Đối với diện visa học tiếng (D4-1), tất cả các trường thuộc danh sách trường thường và những trường ở vị trí thấp hơn sẽ chỉ được phép thu nộp theo dang visa mã code. Bên cạnh đó, những trường chứng nhận cũng được khuyến khích tham khảo để thu nộp bằng hình thức visa điện tử và visa mã code.

4.2 Kinh phí du học và bảo lãnh tài chính

Theo quy định đối với học sinh sinh Việt Nam để được cấp visa thì học sinh phải chứng minh tài chính 9000$ và tên sổ tiết kiệm phải là tên học sinh hoặc tên bố mẹ. Tuy nhiên, từ 01/10/2019 sẽ thay đổi quy định như sau: 

  • Người muốn đăng ký visa du học phải đăng ký sản phẩm tín dụng “bảo lưu phí chi trả” và gửi 10000$ tại những ngân hàng Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam hoặc những ngân hàng Việt Nam có chi nhánh tại Hàn Quốc sau khi đăng ký và gửi tiền xong người đăng ký visa phải nộp tài liệu chứng minh cùng với bộ hồ sơ xin cấp visa.

  • “Bảo lưu phí chi trả” : Sáu tháng sau khi gửi 10000$ người gửi sẽ được rút trước 5000$ và sáu tháng tiếp theo sẽ được rút 5000$ còn lại”.

Chú thích: Quy định thay đổi về chế độ bảo lãnh tài chính chỉ được áp dụng với trường thường(không được chứng nhận) và các trường ở vị trí xếp hạng thấp

4.3 Quy định về nâng cao năng lực tiếng Hàn

Theo đó, những du học sinh đi theo diện visa D-2 tại các trường có vị trí thấp bị đẩy mạnh thẩm tra. Tiêu chuẩn áp dụng cụ thể như sau:

Tiếng Hàn

  • Trường nghề: Năng lực tiếng Hàn Topik cấp 3 hoặc đạt trình độ trung cấp 1 trở lên tại trung tâm ngoại ngữ SeJong.

  • Trường đại học, thạc sĩ: Năng lực tiếng Hàn Topik cấp 4 hoặc trình độ trung cấp 2 trở lên tại trung tâm ngoại ngữ SeJong. (Đối với các ngành nghệ thuật và thể dục thể thao chỉ cần Topik cấp 3 trở lên).

Chú ý: Không chấp nhận các chứng chỉ ngoại ngữ khác ngoài Topik và chứng chỉ của trung tâm SeJong.

Tiếng Anh

  • Năng lực tiếng Anh: TOEFL 530(CBT 197, IBT 71), IELTS 5.5, CEFR B2, TEPS 600 điểm 

  • Quá trình học bằng tiếng anh có nghĩa là trong quá trình học để có thể tốt nghiệp, sinh viên buộc phải học trên 50% tín chỉ bằng tiếng anh.

  • Đối với sinh viên có quốc tịch các nước tiếng anh là tiếng mẹ đẻ hoặc các nước sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ sử dụng chung thì không cần nộp chứng chỉ tiếng anh. Thay vào đó phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp THCS và THPT.

4.4 Quy định về phỏng vấn visa

Nhằm hạn chế những du học sinh đến Hàn Quốc ngoài mục đích học tập, phía Đại sứ quán không chỉ tổ chức phỏng vấn đối với trường thường, mà còn mở rộng phỏng vấn cả trường thuộc nhóm 1%, bao gồm cả học sinh theo dạng D-4-1 và D-2.

Với dạng phỏng vấn ngoài thẩm tra tài liệu đối với những học sinh xét thấy cần phải phỏng vấn them sẽ được phân loại và tiến hành phỏng vấn. Đối với những học sinh thuộc dạng này kết quả sẽ được thông báo riêng lẻ trước ngày hẹn trả kết quả. 

Quy định của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam về chứng minh năng lực ngoại ngữ

Nằm trong chính sách “hạn chế” visa của Chính phủ Hàn, Đại sứ quán Hàn cũng cân nhắc về việc đăng ký thi chứng chỉ Topik trong khu vực Hà Nội thực tế là rất khó khăn vì vậy tạm thời ngoài chứng chỉ Topik, Đại Sứ Quán sẽ chấp nhận những chứng chỉ sau: KHI ALT, KBS.

4.5 Thay đổi về quy định nộp lại visa

Trường hợp bị từ chối cấp visa du học, theo quy định cũ thì sau 3 tháng kể từ ngày từ chối, bạn sẽ được xin cấp visa lần 2. Tuy nhiên, theo quy định mới, học sinh sẽ được phép xin cấp lại visa sau thời gian 6 tháng, tính từ ngày bị từ chối.

4.6. Quy định về làm thêm khi du học Hàn Quốc

Quy định về làm thêm khi du học Hàn Quốc

4.6.1. Điều kiện để được đi làm thêm

Du học sinh quốc tế ở Hàn Quốc mang tư cách lưu trú theo hệ visa D-2 hoặc Đào tạo tổng hợp D-4 nếu muốn đi làm thêm thì phải có đầy đủ những điều kiện dưới đây:

  • Đã lưu trú tại Hàn Quốc (học hết 1 kỳ học) tối thiểu 6 tháng trở lên tính từ ngày nhập cảnh
  • Được nhà trường và phòng Quản lý xuất nhập cảnh xác nhận cho đi làm thêm
  • Làm thêm tại nơi đã đăng ký, làm việc tại nơi khác sẽ bị coi là bất hợp pháp

Ngoài ra một số trường đại học ở Hàn Quốc còn lưu ý về điểm GPA 2.0 hay tỉ lệ chuyên cần trên 90% mới được phép đi làm thêm. Vì vậy bạn hãy cố gắng chăm chỉ học tập thì mới có thể đi làm thêm một cách “hợp pháp” nhé!

4.6.2. Thời gian được phép làm thêm của du học sinh Hàn Quốc

Đối với du học sinh học tiếng có visa D-4-1 hoặc D-2, D-2-1:

  • Đủ điều kiện Topik: 20 – 25 tiếng trong tuần; trong một học kỳ có thể đi làm thêm tại tối đa 2 nơi
  • Muốn làm tối đa 25 tiếng cần là sinh viên học tại các trường được Chính phủ công nhận
  • Không đủ điều kiện Topik: Bị giảm còn 10 tiếng/tuần và 10 tiếng cho cả 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật

Đối với du học sinh D-2-3 (thạc sĩ), D-2-4 (tiến sĩ) hệ cao học:

  • Đủ điều kiện Topik: 30 – 35 tiếng trong tuần
  • Muốn làm tối đa 35 tiếng cần là sinh viên học tại các trường được Chính phủ công nhận
  • Không đủ điều kiện Topik: Bị giảm còn 15 tiếng cho cả tuần và 15 tiếng cho cả 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật

Số tiếng trên là thời gian làm thêm tối đa được giới hạn cho các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Còn thứ 7, Chủ nhật, kỳ nghỉ hè và nghỉ đông thì không giới hạn giờ làm. Ngoài ra, để làm tối đa thời gian còn cần một điều kiện về năng lực Topik sau:

  • Với sinh viên hệ D-2: Topik cấp 2 trở lên với sinh viên năm 1,2 và Topik 4 trở lên với sinh viên năm 2, 4, cao học
  • Với sinh viên hệ D-4-1: Topik cấp 2 trở lên
  • Với sinh viên hệ D-2-1: Topik cấp 3 trở lên

4.6.3. Một số công việc làm thêm của du học sinh Hàn Quốc

Du học sinh tại Hàn thường có 2 loại công việc làm thêm phổ biến đó là việc làm thêm trong trường và làm thêm bên ngoài.

Ở trong trường các bạn thường làm các công việc như: Phụ công việc trong thư viện máy tính và thư viện sách; Trợ giảng, trợ lý nghiên cứu; Làm việc trong căng tin của trường; Quét dọn khuôn viên bên trong trường… những công việc này nhìn chung khá an toàn và cho bạn một ít thu nhập.

Những công việc bên ngoài thì rất đa dạng và thường đem lại cho bạn những khoản thu nhập cao hơn 10-50% công việc bạn làm trong trường. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận khi tìm cho mình một công việc phù hợp nhé! 

Những công việc các bạn du học sinh thường làm như:  nhân viên phục vụ tại các quán ăn, cửa hàng, siêu thị; Phát báo sáng, giao hàng đồ ăn nhanh; phụ giúp ở các nông trại, công ty chế biến thực phẩm... Đặc biệt nếu tiếng Hàn của bạn tốt, bạn có thể làm những công việc nhẹ nhàng mà lương lại cao hơn như: hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch tiếng Hàn, gia sư tiếng Việt cho người Hàn, gia sư tiếng Hàn cho người Việt… 

4.6.4. Những lưu ý khi đi làm thêm của du học sinh Hàn Quốc

Các lĩnh vực không được phép làm thêm: 

  • Các công việc vi phạm pháp luật (đòi nợ thuê; mua vui tại các quán rượu, quán xá tiêu khiển,…); 
  • Công việc tại các Viện nghiên cứu hay khu công nghiệp công nghệ cao có quy định hạn chế tuyển dụng vì lý do bảo mật công nghệ. 
  • Công việc thuộc danh mục hạn chế do Bộ trưởng Bộ tư pháp xác nhận hay những hoạt động không phù hợp với thân phận của học sinh.
  • Ngoài ra, theo luật mới từ 1/9/2017 với một số ngành đặc thù, du học sinh theo diện visa D-2 và D-4 bị cấm hoàn toàn việc làm thêm ở lĩnh vực sản xuất chế tạo. Còn ở các lĩnh vực khác, du học sinh Hàn Quốc vẫn có thể được tìm công việc làm thêm miễn không vi phạm pháp luật.

Ngoài ra các bạn du học sinh cần trang bị thêm các kiến thức về Luật lao động Hàn Quốc để bảo vệ quyền lợi của chính mình khi tham gia thị trường lao động tại xứ sở Kim Chi này. Đặc biệt, không nên tin người quá mức, phải giữ cho mình sự tỉnh táo để quyết định và giải quyết tất cả các vấn đề.

Trong trường hợp không được cấp phép mà vẫn đi làm thêm, nếu bị phát hiện sẽ bị cưỡng chế trục xuất khỏi Hàn Quốc hoặc trục xuất về nước và có thể bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc phạt tiền tối đa 20 triệu KRW.

Đã có rất nhiều vụ việc du học sinh Việt Nam bị đóng dấu trục xuất về nước và không được quay trở lại do đi làm khi chưa đủ thời gian lưu trú 6 tháng và không có giấy phép làm thêm trong các đợt truy quét của cảnh sát Hàn Quốc. Đây là bài học cảnh tỉnh cho các bạn du học sinh cần học tập, sinh sống và làm việc tuân thủ đúng luật pháp của quốc gia sở tại.

Điều kiện du học Hàn mới đem đến thuận lợi gì?

Việc “siết chặt” chính sách cấp visa du học Hàn là trở ngại cho nhiều bạn trẻ muốn tham gia chương trình này. Tuy nhiên, chính sách này cũng đem đến một số thuận lợi như:

  • Du học sinh được sàng lọc kỹ hơn, tăng khả năng chất lượng đầu vào và tỷ lệ bỏ trốn giảm.

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí cho du học sinh

  • Tạo tính công bằng trong việc xét cấp visa cho học sinh

  • Thủ tục cấp xét được số hóa nhanh hơn trước, giảm thời gian và thủ tục hành chính của du học sinh.

  • Kiểm soát kỹ năng lực tài chính, giúp việc đi du học không còn là gánh nặng với gia đình.

>>> Bảng phí du học Hàn Quốc tại Thanh Giang CONINCON

Trên đây là thông tin chi tiết về điều kiện du học Hàn Quốc và một số thay đổi theo dự luật mới. Hi vọng phần chia sẻ này sẽ giúp các bạn học sinh tìm hiểu về điều kiện du học đầy đủ nhất. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Thanh Giang để được tư vấn và hướng dẫn nhé!

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

Bài viết cùng chủ đề điều kiện du học Hàn Quốc

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

>>> Thông tin liên hệ THANH GIANG

TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY THANH GIANG

THANH GIANG HÀ NỘI

Địa chỉ: 30/46 Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.

THANH GIANG NGHỆ AN

Địa chỉ: Số 24, Khu đô thị Tân Phú,  Đại lộ Lê Nin,  Xã Nghi Phú,  TP Vinh,  Nghệ An.

THANH GIANG HUẾ

Địa chỉ: Camellia 1-20, KĐT Eco Garden, Phường Thuỷ Vân, Thành phố Huế.

THANH GIANG HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 357/46 Bình Thành, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP HCM

THANH GIANG BẮC GIANG

Địa chỉ: Phố Mia, Xã An Hà, Huyện Lạng Giang, Bắc Giang.

THANH GIANG HẢI DƯƠNG

Địa chỉ: 43 Đặng Quốc Chinh, phường Lê Thanh Nghị , TP Hải Dương.

THANH GIANG THANH HÓA 1

284 Trần Phú, Phường Ba Đình, TP Thanh Hoá

THANH GIANG THANH HÓA 2

Địa chỉ: 23 Đường Lê Thế Bùi. Thôn Tri Hoà. Thị trấn Tân Phong. Quảng Xương. Thanh Hoá.

THANH GIANG HÀ TĨNH

Địa chỉ: Số nhà 410, Đường Mai Thúc Loan, Thành Phố Hà Tĩnh.

THANH GIANG ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 58 Cao Xuân Huy - P.khuê Trung - Q.Cẩm Lệ -TP Đà Nẵng.

THANH GIANG ĐỒNG NAI

Địa chỉ: 86C Nguyễn Văn Tiên , KP9, Tân Phong, Biên Hòa , Đồng Nai.

Hotline : 091 858 2233 / 096 450 2233 (Zalo)

Websitehttps://duhoc.thanhgiang.com.vn/https://xkld.thanhgiang.com.vn/

Viết bình luận